UY TÍN - THẤU HIỂU - CHUẨN MỰC - TRÁCH NHIỆM

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động bám sát kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2021

25/06/2021
229
Sáng ngày 24/6/2021, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì cuộc họp trực tuyến đánh giá kết quả công tác PCTT&TKCN 6 tháng đầu năm 2021 và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2021.

Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp 

Báo cáo sơ kết công tác PCTT&TKCN 6 tháng đầu năm 2021 và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2021 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ TN&MT cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chốngthiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 của Ban Chỉ huy.

Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ TN&MT báo cáo tại cuộc họp 

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộđã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ chủ động theo dõi tình hình thiên tai,ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo ứng phó với các loại hình thiên tai.
 
Tổng cục KTTV là Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy đã chủ động chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi và dự báo 2 cơn bão, trong đó bão số 2 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; 13 đợt không khí lạnh, trong đó có 2 đợt gây rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, nhiệt độ thấp nhất một số nơi ở vùng núi cao Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dưới 0oC; cảnh báo hạn cục bộ tại các khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; các đợt nắng nóng, mưa lớn diện rộng.
 
Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh từng bước tiến tới dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro, nghiên cứu cải tiến nội dung, đa dạng hóa bản tin dự báo khí tượng thủy văn.
 
Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, công tác dự báo chuyên đề phục vụ cho các sự kiện lớn của đất nước như dự báo phục vụ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp hay dự báo đột xuất phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn như:cung cấp tin dự báo thời tiết, thủy văn ở các khu vực sạt lở đất tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, sự cố đắm tàu tại Cửa Việt, Quảng Trị (tháng 10/2020) và tìm kiếm người mất tích trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa … đã được tăng cường.
 Trong 6 tháng đầu năm 2021, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của Bộ cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn. Theo đó, khi có thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của bộ đã tổ chức các cuộc họp trực tuyến phân tích, đánh giá dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai và báo cáo kịp thời Lãnh đạo Bộ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
 
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn và các cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến khắc phục sự cố chìm tàu, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Tham dự Hội nghị thường niên đầu mối liên hệ các quốc gia (Thái Lan - Campuchia - Việt Nam) thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu trong vùng Vịnh Thái Lan; cử cán bộ tham gia hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự tràn dầu cấp tỉnh, thành phố theo yêu của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
 
Cục Quản lý tài nguyên nước: theo dõi, giám sát việc vận hành các hồ chứa tuân thủ các quy định tại các quy trình vận hành liên hồ chứa, cung cấp thông tin, số liệu vận hành hồ chứa cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn phục vụ công tác dự báo.
 
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: đã phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn trong công tác dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, trượt lở đất đá; cử cán bộ tham gia thảo luận trực tuyến khi có thiên tai và cung cấp các bản tin dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ quét, trượt lở đất đá cho Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tham khảo theo quy chế phối hợp trong công tác dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, trượt lở đất đá.

Đề phòng các cơn bão mạnh, có quỹ đạo bất thường

Dự báo xu thế thiên tai thời gian trong 6 tháng cuối năm, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, ENSO có xu hướng giữ ở trạng thái trung tính đến cuối năm 2021 với xác suất khoảng 70%.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia báo cáo tại cuộc họp 

Trong 6 tháng cuối năm 2021 còn khoảng 10-12 cơn bão/ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp trên khu vực Biển Đông. Mưa lớn có khả năng xảy ra dồn dập trong các tháng 10 và 11/2021 ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Mưa lớn cục bộ nhiều khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các đô thị, các thành phố lớn và các khu vực trũng, thấp.
 
Nắng nóng còn xảy ra tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ nửa cuối tháng 6 đến tháng 8, trong đó nửa cuối tháng 6 và đầu tháng 7 có nắng nóng gay gắt. KKL bắt đầu gia tăng hoạt động từ tháng 10/2021.
 
Các đợt lũ vừa và lũ lớn ở Bắc Bộ có khả năng tập trung trong các tháng 8-9. Nguy cơ lũ quét và sạt lở đất xuất hiện sớm tại vùng núi khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cũng như các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông ở Trung Bộ. Ngoài ra, tại một số vùng trũng thấp, ven sông, ven biển các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt tại thành phố thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt khi có lũ hoặc triều cường cao.
 
Từ tháng 7 đến tháng 8/2021, nguy cơ xảy ra hạn hán cục bộ và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển Trung Bộ, đặc biệt tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận. Tại ven biển Trung Bộ, hiện tượng xói lở bờ biển tiếp tục diễn ra nghiêm trọng, nhất là trong các đợt triều cường kết hợp với gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh
Đỉnh lũ năm 2021 ở đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng ở mức BĐ1-BĐ2; đỉnh lũ năm tại các trạm hạ lưu ở mức BĐ2-BĐ3, một số trạm trên BĐ3

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ đã có tham luận làm rõ thêm các nội dung của báo cáo, như: công tác triển khai phối hợp phòng, chống thiên tai trên biển; các hoạt động giám sát, đánh giá, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu khi có tình huống xảy ra. Công tác theo dõi, giám sát việc vận hành của các hồ chứa nhằm bảo đảm việc tuân thủ Quy trình; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu về vận hành hồ chứa phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ phòng, chống thiên tai…
 
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh, năm 2020, không phải chỉ Việt Nam xảy ra nhiều thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng của nhân dân; mà trên thế giới cũng đã có những kỷ lục được xác lập. Điều này có nghĩa là biến đổi khí hậu và các tác động của nó đến các điều kiện thời tiết thủy văn đang diễn biến ngoài những quy luật chúng ta đã biết. Do vậy, Thứ trưởng đề nghị tất cả các đơn vị có liên quan, đặc biệt là Tổng cục KTTV phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mùa mưa bão sắp tới.
 
Thứ trưởng Lê Công Thành yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục tăng cường sự phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin đồng thời hướng dẫn sử dụng các thông tin của các lĩnh vực cho nhau để làm sao những sự phối hợp triển khai phải đi đến những thành quả cuối cùng.
 
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị tăng cường, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục KTTV để xây dựng phương án, hệ thống chia sẻ thông tin về thiên tai, bão lũ cho nội bộ các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của Bộ.
 
Đối với công tác kiểm tra phòng chống thiên tai tại địa phương, Thứ trưởng Lê Công Thành yêu cầu các đơn vị có hướng dẫn cách sử dụng thêm cho các địa phương về sử dụng các thông tin sạt lở với tiêu chí càng chi tiết càng tốt. Các đơn vị có thể làm hướng dẫn chi tiết rồi đưa lên mạng và gửi văn bản thông báo đến các địa phương để địa phương biết và triển khai đồng thời cử cán bộ hướng dẫn địa phương. Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị  giới thiệu, công bố các sản phẩm nghiên cứu mới và hướng dẫn sử dụng để các sản phẩm này tiếp cận được nhiều đối tượng nhất và nâng cao được hiệu quả phòng chống thiên tai.
 
Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định kết quả cuối cùng của công tác phối hợp chặt chẽ trong phòng chống thiên tai là làm sao những thông tin cảnh báo, dự báo được truyền đến các cơ quan chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương cũng như đến người dân, giúp công tác phòng, chống thiên tai được chủ động, giảm thiểu được thiệt hại đến mức thấp nhất, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người.

Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến 

Bài và ảnh: Bùi Dịu

Nguồn: http://www.kttvqg.gov.vn/chi-dao-dieu-hanh-103/ban-chi-huy-pctttkcn-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-chu-dong-bam-sat-ke-hoach-phong-chong-thien-tai-9730.html

Các bài viết liên quan

Đăng bởi admin, 08/05/2021

HomeOS Việt Nam hoàn thành dự án Lắp đặt trạm đo mực nước tự động kiểu phao tại Đồng Tháp

Thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh qua Hệ thống đầu thầu điện tử, đầu năm 2021, HomeOS Việt Nam đã trúng thầu và tiến hành ký kết hợp đồng với Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp để thực hiện dự án “Mua sắm, lắp đặt trạm đo mức nước tự động kiểu phao”.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 10/05/2021

HomeOS Việt Nam lắp đặt thành công 7 trạm đo mực nước tự động kiểu phao - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang

Tháng 12 năm 2020 HomeOS Việt Nam cùng với Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ MEGATECH Việt Nam đã kí kết hợp đồng với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang để thực hiện lắp đặt 7 trạm đo mực nước tự động kiểu phao.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 11/05/2021

HomeOS Việt Nam hoàn thành dự án Lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động - của Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội

Năm 2020 HomeOS đã tiến hành vận chuyển và thi công lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động thuộc dự án Trang bị hệ thống đo mưa tự động và hệ thống cảnh báo lũ quét trên sông Bùi, sông Tích - của Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 26/05/2021

Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi hoạt động của ngành Khí tượng Thủy văn

Trong những năm qua, với sự nỗ lực và cố gắng, Ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã đạt được những kết quả bước đầu, mang tính đột phá và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 26/05/2021

Đoàn đại biểu Việt Nam Khoá họp lần thứ 17 của Hiệp hội khí tượng khu vực II Châu Á

Trong hai ngày 25 và 26 tháng 5 năm 2021, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đại diện Việt Nam tham gia Phiên thứ nhất, Khoá họp lần thứ 17 của Hiệp hội khí tượng khu vực II Châu Á (RA-II-17). GS. TS. Trần Hồng Thái, Phó Chủ tịch RA-II, Tổng cục trưở ng Tổng cục KTTV làm Trưởng đoàn.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 28/05/2021

Công cụ nhận dạng và số hóa các giản đồ tự ghi khí tượng thủy văn đang được nghiên cứu, xây dựng

Nghiên cứu, xây dựng công cụ nhận dạng và số hóa các giản đồ tự ghi khí tượng thủy văn.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 02/06/2021

Cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất ngày càng diễn biến phức tạp

Theo thống kê từ Tổng cục Phòng, chống thiên tai, trong gần 20 năm qua, các tỉnh miền núi phía bắc đã xảy ra hơn 300 trận lũ quét, lũ bùn đá với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Để phòng, tránh và hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, công tác dự báo, cảnh báo sớm có vai trò hết sức quan trọng.
Đọc thêm
0948 378 786