UY TÍN - THẤU HIỂU - CHUẨN MỰC - TRÁCH NHIỆM

Cùng HomeOS tìm hiểu về sản phẩm tem máy, phím màng

26/08/2024
280
Bạn đã nghe về sản phẩm tem máy, phím màng nhưng vẫn chưa biết về cấu tào, quy trình sản phẩm và ứng dụng cụ thể như thế nào? Vậy hãy cùng HomeOS tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết này nhé.

Cấu tạo sản phẩm
Một sản phẩm phím màng gồm 2 bộ phận chính:

1. Phần bề mặt (tem máy):

Vật liệu:

  • Phần bề mặt là các tấm nhựa PP, PET, APET, PVC với các độ dày mỏng khác nhau tùy theo thiết kế yêu cầu của khách hàng.
  • Phần băng keo: Là băng dính 2 mặt hoặc chất kết dính được quét phủ lên mặt sau của phần bề mặt với độ dày mỏng khác nhau tùy chỉnh theo thiết kế của từng sản phẩm.

 

2. Lớp mạch
Bao gồm nhiều lớp khác nhau nhưng cơ bản bao gồm:

  • Lớp mạch dẫn điện (số lượng lớp tùy theo từng yêu cầu của thiết kế từng sản phẩm).
  • Lớp mực cách điện.
  • Lớp mực cacbon phủ lớp mạch dẫn điện để bảo vệ và tăng khả năng dẫn điện.
  • Các lớp băng keo, và lớp đệm
  • Các dạng nút bẩm: Metaldome ( nút bấm kim loại ) , Poly dome nút bấm do ép nổi tấm nhựa tạo thành.
  • Các linh kiện hàn dán (led, điện trở dán) chân zắc kết nối.

 

Cách làm và quy trình
Sản phẩm tem máy, phím mạch mềm được làm ra dựa trên Công nghệ sản xuất In lưới. Tương ứng với Công nghệ đó là các bước thực hiện trên 01 dây chuyền sản xuất như sau:

1. Thiết kế

Sau khi nhận thông tin yêu cầu của khách hàng:

  • Khách hàng gửi mẫu và yêu cầu: Phòng thiết kế sẽ lên kế hoạch thiết kế theo mẫu và yêu cầu của khách.
  • Khách hàng trực tiếp gửi thiết kế.

 

Sau khi khách hàng chốt xong thiết kế phòng thiết kế sẽ lên kế hoạch bao gồm:

  • Tách màu, tách lớp mạch để tạo ra các lớp film âm bản.
  • Chuẩn bị các vật liệu tương ứng cho sản phẩm: Tấm nhựa, Băng keo, linh kiện, khuôn ép, khuôn cắt, zắc kết nối (nếu có).

2. Tạo film lưới âm bản và khung lưới in.

Lưới in gồm 1 khung nhôm và lưới in (lưới in gồm nhiều kích cỡ mắt lưới khác nhau).

  • Sau khi phòng thiết kế tách lớp màu, lớp mạch ra từng film lưới cụ thể rồi chuyển thiết kế đã tách màu tách lưới sang đơn vị in film.
  • Sau khi in phim xong bộ phận sản xuất sẽ tiến hành chụp film âm bản lên lưới in. Mỗi một màu và một lớp mạch sẽ tương ứng với 1 khung lưới in.
  • Quá trình tạo lưới in bao gồm: Sấy và làm sạch lưới trắng, quét chất bắt sáng, dùng máy chụp fim âm bản. Tạo ra lưới in.

3. Pha màu, pha mực

  • Đối với mực màu: Sau khi nhận thiết kế bộ phận in sẽ tiến hành pha từng màu in từ các màu mực tiêu chuẩn (bảng màu chuẩn - Panton).
  • Đối với mực dẫn điện và mực cách điện: Bộ phận in sẽ lựa chọn loại mực và chuẩn bị sẵn số lượng mực tương ứng để chuyển sang bộ phận in.

 

4. Quá trình in
Tương ứng với mỗi một màu và một lớp mạch sẽ là một quá trình in gồm:

  • Lên khung lưới in vào máy, setup máy in.
  • Đổ mực in để quét tứng tấm đặt lên giá.
  • Sấy (tủ sấy hoặc dàn sấy UV).

 

5. Chuẩn bị khuôn dập nổi và khuôn cắt

  • Khuôn dập nổi bộ phận khuôn sẽ tạo khuôn dập nổi bằng máy cắt CNC
  • Khuôn cắt: Đơn vị gia công khuôn bế sẽ tạo khuôn bế: khuôn bế cắt phôi, khuôn bế cắt băng dính, khuôn bế cắt tấm đệm, khuôn bế cắt hoàn thiện.

 

6. Quá trình cắt

Sau khi nhận thiết kế phần cắt của phòng thiết kế. Bộ phận cắt sẽ tiến hành setup máy cắt (đối với máy cắt laser) và lên khuôn cắt (đối với máy cắt bế).

  • Cắt phôi: Từ các tấm nhựa đã in xong bộ phận cắt sẽ tiến hành cắt phôi để dập nổi (nếu sản phẩm cần dập nổi).
  • Cắt băng keo.
  • Cắt tấm đệm.
  • Cắt màn hình bảo vệ.
  • Cắt hoàn thiện sản phẩm.

 

Tìm hiểu thêm: Vai trò của lập trình nhúng trong mạch điện tử hiện đại

7. Tạo nút bấm
Sau khi in và cắt phôi vật liệu xong bộ phận dán sẽ tiến hành gắp các loại nút bấm vào từng vị trí theo thiết kế đối với nút bấm dạng Metaldome. Đối với nút bấm dạng Poly dome sẽ tiến hành dập nổi nút bấm theo thiết kế.

8. Dán

  • Dán lớp bề mặt với băng keo.
  • Dán các lớp mạch và lớp đệm.
  • Dán lớp mạch và lớp băng keo.
  • Dán lớp băng silicon bảo vệ mạch.
  • Dán màn hình bảo vệ.

 

9. Gắp dán linh kiện

  • Đối với các sản phẩm có linh kiện led và điện trở dán
  • Nạp chương trình và setup máy cho từng sản phẩm
  • Máy gắp sẽ đặt linh kiện lên từng vị trí đã định sẵn
  • Tra keo cố định và tra mực dẫn điện kết nối linh kiện và bảng mạch đã in.

 

9. Dập chân kết nối

  • Dùng máy dập chân zắc (số lượng chân zắc tùy vào từng sản phẩm)
  • Cài lớp vỏ chân zắc
  • Dán lớp tăng cứng cho chân zắc ( đối với những sản phẩm cắm trực tiếp cáp )

 

10. Kiểm tra (test)

  • Kiểm tra kích thước tổng quan.
  • Kiểm tra cảm quan đối với màu sắc.
  • Kiểm tra độ đều và đường nét phần bề mặt bằng thước kẹp.
  • Kiểm tra độ thông mạch, điện trở kháng của lớp dẫn điện.
  • Kiểm tra nút bấm (bằng máy test nút bấm).
  • Kiểm tra linh kiện led.

 

11. Vệ sinh và đóng gói sản phẩm.

Ứng dụng của sản phẩm
Cho các thiết bị điện tử, cân kỹ thuật, thiết bị cầm tay, tủ điện, tủ điều khiển, thiết bị y tế, máy ấp trứng, cây xăng, tàu biển, tủ điều khiển trung tâm khách sạn,....

Nếu cần tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm tem máy, phím màng, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HOMEOS VIỆT NAM

  • Địa chỉ: B06-L18, An Vượng Villa, khu đô thị Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6685 9988/ 0948 378 786
  • Email: info@homeos.vn
  • Website: www.homeos.com.vn

 

Tags: thiết kế mạch điện tử theo yêu cầuthiết kế bo mạch điện tử

Xem thêm: Tại sao cần sửa chữa bo mạch điện tử?

Các bài viết liên quan

Đăng bởi admin, 08/05/2021

HomeOS Việt Nam hoàn thành dự án Lắp đặt trạm đo mực nước tự động kiểu phao tại Đồng Tháp

Thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh qua Hệ thống đầu thầu điện tử, đầu năm 2021, HomeOS Việt Nam đã trúng thầu và tiến hành ký kết hợp đồng với Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp để thực hiện dự án “Mua sắm, lắp đặt trạm đo mức nước tự động kiểu phao”.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 10/05/2021

HomeOS Việt Nam lắp đặt thành công 7 trạm đo mực nước tự động kiểu phao - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang

Tháng 12 năm 2020 HomeOS Việt Nam cùng với Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ MEGATECH Việt Nam đã kí kết hợp đồng với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang để thực hiện lắp đặt 7 trạm đo mực nước tự động kiểu phao.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 11/05/2021

HomeOS Việt Nam hoàn thành dự án Lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động - của Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội

Năm 2020 HomeOS đã tiến hành vận chuyển và thi công lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động thuộc dự án Trang bị hệ thống đo mưa tự động và hệ thống cảnh báo lũ quét trên sông Bùi, sông Tích - của Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 26/05/2021

Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi hoạt động của ngành Khí tượng Thủy văn

Trong những năm qua, với sự nỗ lực và cố gắng, Ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã đạt được những kết quả bước đầu, mang tính đột phá và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 26/05/2021

Đoàn đại biểu Việt Nam Khoá họp lần thứ 17 của Hiệp hội khí tượng khu vực II Châu Á

Trong hai ngày 25 và 26 tháng 5 năm 2021, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đại diện Việt Nam tham gia Phiên thứ nhất, Khoá họp lần thứ 17 của Hiệp hội khí tượng khu vực II Châu Á (RA-II-17). GS. TS. Trần Hồng Thái, Phó Chủ tịch RA-II, Tổng cục trưở ng Tổng cục KTTV làm Trưởng đoàn.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 28/05/2021

Công cụ nhận dạng và số hóa các giản đồ tự ghi khí tượng thủy văn đang được nghiên cứu, xây dựng

Nghiên cứu, xây dựng công cụ nhận dạng và số hóa các giản đồ tự ghi khí tượng thủy văn.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 02/06/2021

Cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất ngày càng diễn biến phức tạp

Theo thống kê từ Tổng cục Phòng, chống thiên tai, trong gần 20 năm qua, các tỉnh miền núi phía bắc đã xảy ra hơn 300 trận lũ quét, lũ bùn đá với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Để phòng, tránh và hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, công tác dự báo, cảnh báo sớm có vai trò hết sức quan trọng.
Đọc thêm
0948 378 786