UY TÍN - THẤU HIỂU - CHUẨN MỰC - TRÁCH NHIỆM

Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

21/06/2021
346
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), các yếu tố khí hậu ở TPHCM thay đổi, mưa lớn xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng; xâm nhập mặn, ngập úng... cũng ngày càng nặng nề. Những rủi ro này đã và đang tác động lớn đến kinh tế - xã hội của thành phố.

Cống ngăn triều Rạch Đĩa - Nhà Bè sẽ góp phần giúp ngăn xâm nhập mặn hoặc ngập úng cho thành phố trong thời gian tới. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội đồng

Nghiên cứu của Phân viện Khoa học khí tượng - thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT, cho thấy việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt là nhiệt độ tăng, từ đó xuất hiện các trận mưa cực đoan liên tục trong khoảng 5 năm trở lại đây với cường độ mưa lớn đã gây ngập cho TPHCM, dẫn đến những thiệt hại về kinh tế - xã hội.

BĐKH cũng sẽ làm mùa khô kéo dài hơn và gây ra mưa lớn trong ngày hè. Điều này tác động lớn đến tài nguyên nước ở TPHCM. Dễ thấy nhất là tình trạng ngập lụt đô thị trong mùa mưa ngày càng tăng; gây nhiễm mặn các nguồn nước và suy thoái nguồn nước ngầm. Khi mực nước biển dâng, kết quả tính toán các kịch bản xâm nhập mặn trong trường hợp không có các công trình ngăn mặn cho thấy, khi ranh mặn đạt 0,25% thì độ mặn trên nhánh sông Sài Gòn vào các năm 2025, 2030, 2050 và 2100, khoảng cách với trạm bơm Hòa Phú sẽ lần lượt là 0,75km, 1,6km, 4,09km và 6,22km. Trên nhánh sông Đồng Nai, khoảng cách so với trạm bơm Hóa An, các số liệu tương ứng là 3,7km, 4,9km, 7,7km, 11,7km. 

Theo TS Nguyễn Văn Hồng, Phó phân Viện trưởng Phân viện Khoa học khí tượng - thủy văn và Biến đổi khí hậu, kết quả nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp thích ứng xâm nhập mặn phù hợp, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại địa phương. Khi các cống ngăn triều được đưa vào hoạt động, xâm nhập mặn giảm đáng kể trên các nhánh sông nhỏ như Bến Lức, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, rạch Phú Xuân (quận 7), rạch Cây Khô (huyện Nhà Bè)…, nhưng không có nhiều tác dụng đối với 2 nhánh sông chính Sài Gòn và Đồng Nai. 

Do đó, nếu không có hành động nào được thực hiện thì sự an toàn và sinh kế của người dân TPHCM sẽ bị đe dọa. TPHCM sẽ bị ngập lụt thường xuyên hơn, chất lượng nước nguồn nước sẽ bị suy giảm, những phiền toái do ngập lụt của những trận mưa cực đoan gây nên sẽ tăng và điều kiện sống sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Tăng cường năng lực ứng phó

Để thích ứng với BĐKH, UBND TPHCM đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động ứng phó. Theo đó, thành phố giao cho các sở ngành thực hiện các nhiệm vụ thuộc 10 lĩnh vực: quy hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, quản lý nước, quản lý chất thải, xây dựng, y tế, nông nghiệp, du lịch. Việc triển khai kế hoạch hành động sẽ giúp tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH của thành phố khi thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế  - xã hội; đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác ứng phó với BĐKH, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. 

Đại diện Sở Xây dựng TPHCM cho biết, để triển khai các giải pháp thích ứng với BĐKH theo chỉ đạo của UBND TPHCM, sở đã ban hành kế hoạch hành động với các mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đối với các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển công trình xây dựng, đô thị, kỹ thuật đô thị phù hợp. Hiện sở đã hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng đầu tư cải tiến công nghệ. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và công nhận tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng. Sở GTVT cũng tăng cường mở rộng mảng xanh, thắt chặt kiểm soát khí thải phương tiện tham gia giao thông và đặc biệt là khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng, phương tiện giao thông xanh… 

Ở góc độ khác, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, cho biết, sở luôn xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cho người dân hiểu và biết cách chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường là công việc rất quan trọng. Do vậy, Sở TN-MT tập trung xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ truyền thông và lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt. Sở cũng phối hợp các đơn vị liên quan biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền về giảm sử dụng túi ni lông tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh các cấp học, cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH thông qua các phong trào, hội thi, chiến dịch ra quân về môi trường... Riêng với hoạt động sản xuất, việc thắt chặt công tác hậu kiểm xử lý chất thải cũng được xem là giải pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn nguy cơ tái ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố. 
Kỳ vọng, những giải pháp từ các cấp, ban ngành liên quan sẽ sớm “xanh hóa” lại môi trường cho người dân thành phố.

Nông nghiệp TPHCM chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu của Phân viện Khoa học khí tượng - thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT, mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ 0,67% nhưng đây lại là ngành chịu nhiều tác động của BĐKH.

Các huyện Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh có nền nông nghiệp chịu tác động của BĐKH cao nhất. Sự biến đổi dị thường của khí hậu ảnh hưởng rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. BĐKH tác động đến sinh trưởng, phát triển, thời vụ gieo trồng, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ, gây thiếu nước cho cây trồng, tăng dịch bệnh, dịch hại, làm giảm năng suất, sản lượng của cây trồng.

BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích nông nghiệp do mực nước biển dâng, nước sông bị nhiễm mặn, diện tích trồng trọt sẽ bị thu hẹp, thiếu đất canh tác. Thiên tai, bão lũ làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở…, ảnh hưởng tới tài nguyên đất.  

Ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng bởi BĐKH. Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi, giảm lượng tiêu thụ thức ăn, giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến trồng trọt, làm giảm nguồn phụ phế phẩm trong chăn nuôi, thức ăn cho vật nuôi trở nên khan hiếm, làm tăng giá thành sản xuất chăn nuôi. Bên cạnh đó, BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản tại các huyện vùng ven của thành phố

Nguồn: http://kttvqg.gov.vn/public/index.php/tin-tuc-bdkh-112/nhieu-giai-phap-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-9714.html

Các bài viết liên quan

Đăng bởi admin, 08/05/2021

HomeOS Việt Nam hoàn thành dự án Lắp đặt trạm đo mực nước tự động kiểu phao tại Đồng Tháp

Thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh qua Hệ thống đầu thầu điện tử, đầu năm 2021, HomeOS Việt Nam đã trúng thầu và tiến hành ký kết hợp đồng với Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp để thực hiện dự án “Mua sắm, lắp đặt trạm đo mức nước tự động kiểu phao”.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 10/05/2021

HomeOS Việt Nam lắp đặt thành công 7 trạm đo mực nước tự động kiểu phao - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang

Tháng 12 năm 2020 HomeOS Việt Nam cùng với Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ MEGATECH Việt Nam đã kí kết hợp đồng với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang để thực hiện lắp đặt 7 trạm đo mực nước tự động kiểu phao.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 11/05/2021

HomeOS Việt Nam hoàn thành dự án Lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động - của Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội

Năm 2020 HomeOS đã tiến hành vận chuyển và thi công lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động thuộc dự án Trang bị hệ thống đo mưa tự động và hệ thống cảnh báo lũ quét trên sông Bùi, sông Tích - của Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 26/05/2021

Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi hoạt động của ngành Khí tượng Thủy văn

Trong những năm qua, với sự nỗ lực và cố gắng, Ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã đạt được những kết quả bước đầu, mang tính đột phá và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 26/05/2021

Đoàn đại biểu Việt Nam Khoá họp lần thứ 17 của Hiệp hội khí tượng khu vực II Châu Á

Trong hai ngày 25 và 26 tháng 5 năm 2021, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đại diện Việt Nam tham gia Phiên thứ nhất, Khoá họp lần thứ 17 của Hiệp hội khí tượng khu vực II Châu Á (RA-II-17). GS. TS. Trần Hồng Thái, Phó Chủ tịch RA-II, Tổng cục trưở ng Tổng cục KTTV làm Trưởng đoàn.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 28/05/2021

Công cụ nhận dạng và số hóa các giản đồ tự ghi khí tượng thủy văn đang được nghiên cứu, xây dựng

Nghiên cứu, xây dựng công cụ nhận dạng và số hóa các giản đồ tự ghi khí tượng thủy văn.
Đọc thêm
Đăng bởi admin, 02/06/2021

Cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất ngày càng diễn biến phức tạp

Theo thống kê từ Tổng cục Phòng, chống thiên tai, trong gần 20 năm qua, các tỉnh miền núi phía bắc đã xảy ra hơn 300 trận lũ quét, lũ bùn đá với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Để phòng, tránh và hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, công tác dự báo, cảnh báo sớm có vai trò hết sức quan trọng.
Đọc thêm
0948 378 786